Tấn công (quân sự)

Chiến tranh

Lịch sử quân sựChiến tranh du kích
Chiến tranh mạng
Chiến tranh phi đối xứng
Chiến tranh phi quy ước
Chiến tranh quy ước
Chiến tranh tiêu hao
Chiến tranh toàn diện
Chiến tranh ủy nhiệm
Chống nổi loạn
Tấn công trong quân sự là hoạt động triển khai lực lượng chiến đấu chiếm lấy lãnh thổ đối phương, dùng mọi vũ khí và phương tiện sẵn có của lực lượng vũ trang tiêu diệt quân đối phương, bao gồm giết binh lính họ và phá hủy các cơ sở công sự. Một cuộc tấn công được đặt ra và thực hiện với mục tiêu cụ thể theo các mức độ quan trọng khác nhau, từ đó định ra mức độ quy mô của cuộc tấn công ở cấp chiến thuật, chiến dịch hoặc chiến lược.Tấn công quân sự là biện pháp để đạt được mục tiêu chính trị,[1] vì vậy nó được tính toán để đạt được chiến thắng. Cuộc tấn công vào lãnh thổ một nước khác với mục đích không được tuyên bố rõ ràng thường sẽ được truyền thông mô tả là xâm lược.Một cuộc tấn công có thể thực hiện độc lập, như tấn công của không quân, tấn công hải quân, tấn công lục quân hoặc một cuộc tấn công hợp đồng các quân binh chủng khác nhau. Tấn công sau khi thực hiện một hoạt động phòng thủ thành công được gọi là Phản công.Cuộc tấn công quy mô nhất trong lịch sử chiến tranh là Chiến dịch Barbarossa của quân đội Đức Quốc Xã nhằm vào Liên Xô, diễn ra từ ngày 22 tháng 6 năm 1941, với quân số tham chiến của Đức là 3,2 triệu quân.[2]